Bệnh tim mạch ăn cà chua có lợi gì không?

Ngoài ra, còn một phần chứa chất lycopene vô cùng phong phú, đó chính là vỏ cà chua. Trong chế biến, chúng ta thường hay vứt bỏ vỏ không ăn, sợ khó tiêu hóa, thực ra chúng ta chỉ cần cắt thành miếng nhỏ như vậy là đã có thể hấp thụ được chất lycopene và ăn được cả vỏ rồi.


Các nhà dinh dưỡng học đều công nhận cà chua là loại quả có chất dinh dưỡng vô cùng phong phú. Trong cà chua chứa các thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, khoáng chất ngoài ra còn chứa các loại vitamin như vitamin B1, B2, C, P, các khoáng chất như Kali, Canxi, Phốt pho, Sắt v.v…

ca-chua

Đặc biệt ở chỗ cà chua còn có chất dinh dưỡng tăng chức năng sinh lý. Chất Lycopene trong cà chua là một loại Carotenoid mới, nó cũng có trong các loại quả khác như dưa hấu, nho đỏ, nhưng hàm lượng có trong cà chua là cao nhất. Chất này có khả năng chống oxy hóa, có thể tiêu diệt gốc tự do, ức chế đột biến, giảm thiểu tổn thương các nucleic acid trong tế bào và còn ngăn cản tiến trình của bệnh ung thư.

Chất lycopene trong cà chua có thể ức chế cholesterol ở màng tế bào, giảm nồng độ cholesterol và nồng độ triglyceride trong máu, từ đó có thể phòng tránh các bệnh tim mạch.

Trong một nghiên cứu của Mỹ phát hiện, so sánh giữa người có nồng độ sắc đỏ cà chua cao trong tổ chức mỡ thì khả năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim giảm 48% so với người có nồng độ này thấp. Ngoài ra, các nhà khoa học Anh nghiên cứu phát hiện cà chua nấu chín càng có lợi cho sức khỏe, khi đó chất lycopene được cơ thể hấp thu dễ dàng, có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch, có thể ngăn ngừa rối loạn lipoprotein trong máu, chống xơ vữa động mạch, làm mềm hóa các mạch máu.

Vậy khi chế biến chúng ta nên làm thế nào để giữ được các thành phần dinh dưỡng? Sắc đỏ ở cà chua là thành phần sắc tố tự nhiên trong thực vật, trong kết cấu hóa học thì nó là một loại vitamin A thuộc loại Carotenoid mới. Các chế phẩm từ cà chua như nước ép cà chua, tương cà chua, bột cà chua, canh cà chua v.v… đều rất tốt, nhưng sắc đỏ cà chua có tính hòa tan trong mỡ vì vậy nên xào nấu với dầu mỡ, như vậy cơ thể sẽ hấp thụ được toàn bộ chất dinh dưỡng. Cà chua làm thành tương cũng giữ được lượng lớn vitamin A, chất xơ, vitamin nhóm B và các khoáng chất, protein, chất keo thiên nhiên có tác dụng phòng chống ung thư phổi, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư đường ruột.So sánh cà chua sống với cà chua nấu chín thì chất lycopene ở cà chua nấu chín được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng. Các chuyên gia cho rằng cà chua nên kết hợp với dầu mỡ là tốt nhất.

Ngoài ra, còn một phần chứa chất lycopene vô cùng phong phú, đó chính là vỏ cà chua. Trong chế biến, chúng ta thường hay vứt bỏ vỏ không ăn, sợ khó tiêu hóa, thực ra chúng ta chỉ cần cắt thành miếng nhỏ như vậy là đã có thể hấp thụ được chất lycopene và ăn được cả vỏ rồi.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *