Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư

Đây là chất cung cấp giá trị năng lượng cao, giúp hình thành nên cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn mỗi ngày cần có hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không được vượt quá 50% tổng năng lượng.

Ung thư là căn bệnh của thời đại. Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hầu hết người bệnh đều trở nên suy sụp, khủng hoảng, chẳng thiết ăn uống khiến sụt cân, suy dinh dưỡng và bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt giảm 5% cân nặng thì thời gian sống của bệnh nhân ung thư đã bị rút ngắn 1/3. Theo những thông tin y học này thì việc tuân theo hướng dẫn về dinh dưỡng không những có thể phòng được ung thư mà còn có thể kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân ung thư. Hãy cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong bài viết dưới đây!

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư như thế nào?

Theo các chuyên gia, người mắc bệnh ung thư cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng dưới đây để có thể ngăn ngừa bệnh ung thư cũng như có đủ sức khỏe vượt qua quá trình điều trị ung thư khắc nghiệt:

Ăn nhiều cá, rau quả, ít thịt

Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là sự suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, suy sụp của người bệnh song phần nhiều là do chính khối u đã gây ra.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn liên quan tới trên 35% các loại ung thư. Khẩu phần ăn giàu chất béo, ít chất xơ và carbonhydrat sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Theo thống kê, con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt ở bệnh nhân. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ giúp bệnh nhân có đủ sức theo được đến cùng các liệu pháp điều trị nặng nề, khắc nghiệt. Ăn đúng trước, trong và sau lộ trình điều trị có thể giúp bệnh nhân giảm được những bất lợi do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần ăn uống đầy đủ những thực phẩm chứa các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước.

GS. BS Nguyễn Chấn Hùng – chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về ung bướu – cho rằng: chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật và uống nhiều nước cũng như vận động, tập thể dục thể thao điều độ…. sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại căn bệnh ung thư chứ không như nhiều người lầm tưởng rằng ăn nhiều những thực phẩm này là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u”. Bên cạnh đó cũng nên chiều theo khẩu vị của người bệnh và chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất hơn. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh không nên nằm một chỗ, chịu khó vận động, để cơ thể, đầu óc được thư giãn, tránh các suy nghĩ tiêu cực quá nhiều thì việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Có một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư đó là:

Đạm: Thịt cung cấp các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin người bệnh cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cần phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Nói đến thịt thì các loại thịt màu trắng chẳng hạn như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các nguồn kẽm, sắt… từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá và hải sản cũng là nguồn cung cấp acid amin và các vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo,lúa mì, ngô…) và các loại củ (khoai tây, khoai lang…). Không ăn những thực phẩm chế biến sẵn có chứa đường đơn bởi chúng có thể gây hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản cũng là 1 trong những nhân tố làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

Chất béo (Lipid): Đây là chất cung cấp giá trị năng lượng cao, giúp hình thành nên cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn mỗi ngày cần có hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không được vượt quá 50% tổng năng lượng.

Rau quả: Nên chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do chúng rất giàu các loại vitamin tốt cho sức khỏe con người.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *